CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 14,15-24
Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Pl 2, 5-11
Điều mà Phaolô điều nghị với các Kitô hữu Philíp thì trổi hơn lý tưởng “hoà thuận” của loài người nhiều, và còn hơn cả cách “nhịn cho yên chuyện” nhiều… lấy lòng khiêm nhường để tạo sự hiệp nhất thì trọng hơn cả lời khích lệ có tính cách luân lý, theo cách mơ mộng của các “cộng đồng hiệp nhất”... Đó là cách thức Đức Giêsu đã làm.
Đấy là cách sống như có “trong Đức Kitô”, Đấng vốn duy trì là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Ngược lạ. Người đã làm cho mình hoá ra không, mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân.
Anh em là thân thể của cộng đoàn Giáo hội, anh em hãy đối xử với nhau như chi thể của Đức Kitô… anh em hãy nhớ mình là chi thể của Đấng có địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, đã hạ mình, đã cởi bỏ mình, đã làm cho mình hoá ra không ..không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng Thiên Chúa mà Người có quyền.
Câu này diễn tả cùng một trật:
Vinh quang Thiên Chúa của Đức Giêsu, xác nhận Người “ có bản tính Thiên Chúa trước”.
Sự nhập thể của Đức Giêsu, xác nhận Người vì bản tính nhân loại, đã từ khước uy quyền, vinh quang Người có quyền hưởng theo thân phận là con Thiên Chúa hằng hữu.
Vả lại tiếng Hy lạp mạnh hơn tiếng tôi tớ nhiều, đó là tiếng “Jonlos” nghĩa là “nô lệ”.
Đức Giêsu đã chấp nhận trở nên con người giống chúng ta, địa vị thấp hèn, tầm thường trong xã hội loài người và nhất là làm một người “tùng phục”, “vâng lời”, một người luôn “lệ thuộc vào ý muốn người khác”. Tất cả các điều đó đều gồm tóm trong một tiếng là “hình ảnh một người tôi tớ”.
Người ta nhìn nhận Người là một người như các người khác. Người còn lại hạ mình và vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự”.
Các thánh, qua mọi thời đã suy niệm với tình yêu mến đặc biệt, cuộc đời hạ mình và vâng lời này của con chúng ta. linh mục De Grandmaison viết: “chỉ có phục vụ và phục vụ”. Phục vụ đẹp đẽ, vinh hiển, đáng thưởng, rực rỡ... và phục vụ khiêm hạ, cực nhọc, nặng nề, tôi đòi, liên miên, phục vụ như một quân nhân, như một nô lệ..tất cả đó là việc phục dịch của Đức Kitô. Phải thấm nhầm các tâm tình ấy mới làm tôi Thiên Chúa cách nghiêm chỉnh, và mặc lấy Đức Giêsu Kitô được. Bằng không, là một “hài kịch!”
Lạy Chúa, xin giúp nhìn ngắm cuộc đời “con” theo khía cạnh đó.
Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta bằng cách nào? bằng cách vui lòng chịu sự xếp đặt khôn khéo của Thiên Chúa; bằng cách chấp nậhn đặc tính nguyên trạng, cứng rắn, nặng nề của cuộc sống phàm nhân; phải vâng phục thân phận con người với án chết mang trong mình và mỗi ngày càng đi gần tới nó;
Bằng cách nhận thấy nó trong sự xếp đặt nhiệm mầu của Thiên Chúa Cha, một sự xếp đặt bởi tình thương.
“Cứu rỗi mình” là bước theo chân của Đức Kitô, và nhờ ân sủng Người, chấp nhận một thái độ tương tự của Người.
Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu, như vậy khi vừa nghe danh thánh Giêsu, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa”.
Đức Giêsu đã xuống từ ngôi cao vinh hiển Thiên Chúa mà Người đã ở trước… Người hạ mình xuống hết mức, cho đến chết. Bây giờ Đức Giêsu đáng cho mọi loài tôn vinh! Người có quyền đòi hỏi vinh dự thần linh này là: Sự bái quỳ và lời tôn vinh.
Trong mỗi kinh Tin Kính chúng ta đọc lại bài ca tụng này của Thánh Phaolô. Nhưng nhất là, ta hãy sống tâm tình ấy giữa cuộc sống hằng ngày của ta.
Phần tôi thì sao?
Bài đọc II: Rm 12, 5-6
Sau khi trình bày “giáo thuyết” ở đầu lá thư, đây là phần “áp dụng thực hành”, thuộc trật tự luân lý: Phải rút ra những kết lậun cụ thể... Người ta sẽ sống thế nào, bây giờ, khi người ta đã hiểu rõ kế đồ của Thiên Chúa hơn?
Chúng ta tuy nhiều người, nhưng cũng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, và tương quan với mỗi người, kẻ này là chi thể của người kia.
Hệ lụy cụ thể đầu tiên là “sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô hữu”. Đó là một trong những vấn đề lớn của Thánh Phaolô. Các Kitô hữu tiên khởi đến từ những nơi rất khác biệt, với các thói quen và trái nghịch nhau, mối nguy bị phân rẽ, chia cắt bè phái luôn bị đe doạ. HÔM NAY điều này vẫn luôn có thực, vì những tranh chấp còn xem ra trầm trọng nữa.
Thánh Phaolô bắt đầu đưa ra “nguyên tắc” của sự hợp nhất, chúng ta làm thành “thân thể duy nhất” câu văn hầu như không thể phiên dịch được. Trong tiếng Hy lạp, những từ “ oi polloi en sôma esmen” rất gần nhau….“ chúng ta tuy nhiều người”…
Như thế, sự hiệp nhất của Hội Thánh được tạo lập theo mức độ sâu xa nhất: kẻ tôi loại bỏ, kẻ làm tôi khó chịu, kẻ có những ý kiến trái ngược với ý kiến của tôi, kẻ làm cho tôi phải khổ..và một “phần chi thể của tôi!”. chúng ta là “chi thể của nhau”.
Nhưng chúng ta được những ơn huệ khác nhau.
Chúng ta không giống nhau! Càng tốt. Chúng ta “khác nhau”! càng tốt. Điều đáng mong ước. Điều Chúa muốn. Đây là một ơn huệ của Chúa. Nhưng đại quát, chúng ta không thích điều đó. Chúng ta không thích những khác biệt nhau. Điều này không dễ chịu gì? Sẽ dễ dàng hơn biết mấy, khi người ta giống như “tôi” và nghĩ như “tôi”!
Ơn nói tiên tri… chức phận giúp việc… thầy dạy dỗ.. ơn khuyên bảo… ơn phân phát… ơn cai quản… ơn thương giúp.
Phaolô nhấn mạnh sự khác biệt về các ơn Chúa. Và theo ý nghĩa lẫn giới hạn của các “ơn” riêng này, phải hoà hợp với các ơn của những người khác. Người nói không có gì để kiêu ngạo. Điều người ta lãnh nhận, không phải để cho mình.
Lạy Chúa, xin cho con đừng thèm muốn “ các ơn huệ của người khác”. Lạy Chúa, xin cho con đừng nghiền nát người khác bằng các ơn riêng của con… Lạy Chúa, xin cho con biết dùng mọi ơn phúc để phục vụ tập thể… Lạy Chúa, xin giúp chúng con khám phá và đề cao các ơn huệ của người khác… giúp họ hoàn thành chính mình và chiếm lấy chỗ của họ trong cộng đoàn. Cũng thế, con dành thời gian để tìm kiếm “các ơn” của những người quanh con… Đây là một lời kinh cần đọc luôn…
Hãy thương yêu nhau trong tình bác ái huynh đệ.
Tình huynh đệ.
“ Hãy nhân nhượng tôn kính nhau”.
Chính là nhận biết các ơn..
“Hãy siêng năng chớ biết nhác…”
hăng hái, nhiệt thành.
“Hãy sốt mến trong tâm thần…”
thật lạ lùng kiểu nói táo bạo này!
“ Và phụng sự Chúa…”
Phaolô đã nói điều đó: “tôi tớ”…
“Hãy hân hoan trong niềm cậy trông”.
Chiếm lấy niềm vui khi nó đến.
“Nhẫn nại trong gian truân…”
đừng nhút nhát! Hãy đứng vững.
“Hãy giúp đỡ…và ân cần tiếp khách đỗ nhà”.
Cả một chương trình!
“Hãy chúc phúc cho những kẻ bắt bớ anh em. Hãy chúc phúc…”
Lạy Chúa, thật không phải dễ.
“Hãy vui mừng với kẻ vui mừng, và khóc với kẻ khóc lóc”.
Hợp lòng với người khác: nhưng tương giao liên vị.
“ Hãy đồng tâm hiệp ý với nhau…”
Người trở lại điều đó. Đây không phải là đã được điều chỉnh trước.
“ Đừng tự cao tự đại”.
Đừng thống trị.
“ Một hãy ưa thích những sự hèn kém…”
Như thế đây là những suy xét thâm sâu về giáo lý thần học của lá thư giử tín hữu Rôma, kết thúc với những lời khuyên đơn sơ cụ thể này, phải nối kết lại và cầu nguyện.
BÀI TIN MỪNG: Lc 14, 15-24
Một trong những kẻ đồng bàn nói với Đức Giêsu: “Phúc thay ai được dự tiệc trong nước Thiên Chúa”.
Vẫn là “ những câu chuyện bàn ăn” mà ta đang đọc. Nơi bàn tiệc, ta có thể rút ra một gương đối thoại của Đức Giêsu với những kẻ mời Người, hay với những khách cùng người tham dự.
Bữa ăn là những giây phút quan trọng của đời sống con người. Tin Mừng thuật lại cho ta nhiều bữa ăn của Đức Giêsu. Những bữa ăn dưới thế của ta là một hình ảnh, một báo hiệu cho “bữa tiệc cứu-độ” trong nước Thiên Chúa Bí tích Thánh Thể đã lấy lại hình ảnh biểu trưng của bữa ăn.
Đức Giêsu đáp: “Một người kia làm tiệc lớn và đã mời nhiều người”. Đến giờ tiệc, ông sai đầy tớ đi thưa với quan khách rằng: “Mời quý vị đến, cỗ bàn đã sẵn”.
Thiên Chúa mời. Tôi là khách được mời.
Bấy giờ họ mới nhất loạt xin kiếu. Người thứ nhất nói: “ Tôi mới mua một thửa đất…”. Người khác nói: “Tôi mới tậu năm cặp bò..”. Người khác nói: “ Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được”.
Phần tôi, tôi thường đưa ra những kiểu từ nào, để từ chối lời mời của Thiên Chúa?
Tôi e ngại điều gì để so đo với Thiên Chúa?
Trong đời tôi, ai hay điều gì thế chỗ Thiên Chúa?
Bấy giờ ông chủ nhà tức giận bảo người đầy tớ rằng: “Mau ra các nơi công cộng và đường phố, đưa các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây”.
Công việc lại đầu như thế đó!
Đức Giêsu quyết định quan tâm nhiều đến lạoi người thiếu may mắn trên đây.
Họ là những khách được mời tham dự “bàn tiệc Thiên Chúa!”. Những người giàu còn vướng bận trong những của cải ( ruộng vườn), những công việc làm ăn ( bò bê), hay “một chút hạnh phúc gia đình” (vợ tôi). Khi người ta bằng lòng về những gì mình có, họ không cần gì nữa.
Hãy sống nghèo! hãy tỏ ra chưa hài lòng!
Lạy Chúa, chớ gì “những công việc của con” đừng ngăn cản con thiếu sẵn sàng! Xin giúp con biết luôn sẵn sàng đáp lại những tiếng mời gọi của Chúa.
Đầy tớ nói: “Thưa ông lệnh ông đã được thi hành mà vẫn còn chỗ”. Ông chủ bảo người đầy tớ: “Ra các đường làng, đường xóm, ép người ta vào cho đầy nhà”.
Thật là một cuộc tập họp xô bồ thiếu nguyên tắc!
Khi người này người khác nhìn nhau, họ mới nhận thấy một đoàn người thật khó tin: “tàn ậtt, què quặt, những con người với những đôi mắt hư đui, những kẻ nghèo khó”… cộng thêm những người “mới đến” được gom tụ như thế đó, đang lang thang ngoài đường phố, không chút sửa soạn áo quần. Oic! Đó là một lễ hội tươi đẹp và thanh lịch chăng!
Đó là ý muốn của Thiên Chúa như thế. Đó là “bữa tiệc” đã được Thiên Chúa hiến tặng. Đó cũng là bổn phận của Giáo hội: mở rộng đón nhận mọi người “tay không” ruộng vườn, chăm sóc những ai đau khổ, cứu giúp những kẻ đáng thương.
Thế giớ ngày nay thường cho rằng, khó có thể quy tụ những con người thuộc mọi chủng tộc, mọi gia tầng xã hội, mọi não trạng.
Thực sự, Đức Giêsu đã nhân Chúa Cha của tất cả những hạng người này, yêu cầu ta thực hiện một tình yêu huynh đệ rất khó nhọc.
Nhưng đối với một thế giớ rách nát, các Kitô hữu không khẩn thiết ý thức đặc chất của Tin Mừng và những tar1Chúa nhiệm mà mình đã đảm nhận khi bí tích rửa tội sao ? ngày nay, đôi khi người ta tự hỏi “điều mà các Kitô hữu hơn hẳn những người khác” có cái gì khác biệt: Thưa, đó là yêu sách một tình yêu phổ quát cách phi thường!
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Dụ ngôn khách được mời xin kiếu.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Chúa Giêsu ví Nước Trời, tức là Thiên Đàng, như một tiệc cưới, đầy hạnh phúc: ”phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”(11,15)
ở đời người ta hãnh diện và vui mừng được dự một bữa tiệc lớn; thì bữa tiệc Nước Trời ở đây khơi dậy cho chúng ta lòng khao khát, ước mong được vào Nước Trời. Muốn vậy, chúng ta phải chuẩn bị aó cưới là tạo cho mình một đời sống công chính ngay từ bây giờ để chuẩn bị vào hưởng tiệc cưới Nước Trời.
2. Vì thế bài Tin Mừng hôm nay thức tỉnh chúng ta
khơi dậy lòng khao khát sống hoàn thiện sống đúng với phẩm giá làm con Chúa để được vào Nước Trời.
Phải tích cực và phấn khởi chuẩn bị áo cưới bằng một đời sống công chính lành thánh và gương sáng để xứng đáng được vào Nước Trời.
Cảnh giác những ai được giấy mời, tức là mang danh nghĩa người kitô hữu, mà từ chối việc việc chuẩn bị vào Nước Trời, qua đời sống đang vướng mắc bởi những sự quyến rũ của thế gian, xác thịt và ma quỷ.
3. Dụ ngôn nhấn mạnh về các khách được mời:
Dân Do Thái được tuyển chọn là dân riêng của Chúa, nhưng đã từ chối tin vào Chúa Giêsu kitô. Chúng ta đã được tuyển chọn làm con Chúa qua bí tích rửa tội nhưng lại từ chối giáo huấn của Chúa kitô khiến cho đời sống vẫn chai lì trong khô khan, nguội lạnh và tội lỗi.
Tất cả mọi người: xấu tốt đều được mời vào dự tiệc cưới Nước Trời không phân biệt đối xử: mọi người ở mọi thời và ở mọi nơi đều được mời gọi vào Hội Thánh để chuẩn bị áo cưới vào dự tiệc Nước Trời.
Một người không có áo cưới, khi ông chủ ra hỏi lý do, thì người này làm thinh, nghiã là không có lý do để bào chữa cho mình. được vào Hội Thánh, nhưng không lợi dụng thời gian này để chuẩn bị cho mình áo cưới, tức là tập luyện cho mình một đời sống thánh thiện công chính, nên trong giờ phán xét bị loại khỏi Nước Trời. Như vậy mang danh kitô hữu, được sống trong sự chăm sóc của Hội Thánh, nhưng không biết nỗ lực sống công chính: học đạo sống đạo và truyền đạo thì cũng không bảo đảm sự sống đời đời.
4. Để chuẩn bị áo cưới vào Nước Trời, chúng ta hãy suy niệm để thực hành trong cuộc sống lời hướng dẫn của thánh Phao-lô về bác ái huynh đệ:”đức ái không được giả hình:hãy chê ghét điều ác và trìu mến điều lành; hãy thương yêu nhau trong tình bác ái huynh đệ...”(Rm 12,5-16)
5. Việc mời gọi mọi người không phân biệt tốt xấu vào dự tiệc cưới, nói lên tính cách phổ quát của Hội Thánh. Vì thế chúng ta phải tích cực vào việc truyền giáo để đưa nhiều người, nhất là những người chung quanh mình, vào Hội Thánh, và chăm sóc cho những người kitô hữu được chuẩn bị áo cưới bằng một đời sống công chính: lành thánh./.